Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

LUẬT THI ĐẤU TRONG TAEKWONDO


Luật thi đấu Taekwondo


I - KÍCH THƯỚC KHU VỰC THI ĐẤU

1. Khu vực 12m x 12m được gọi là khu vực thi đấu, đường mép lề bao xung quanh khu vực thi đấu có chiều rộng 1m có màu khác với màu trong khu vực 10m x 10m được gọi là khu vực chú ý. Các vận động viên trong quá trình thi đấu được phép sử dụng toàn bộ khu vực thi đấu. (12m x 12m) để thực hiện các kỹ thuật nhưng không được phép vượt qua đường biên 12m.
GHI CHÚ: Trong thời gian thi đấu nếu VĐV vượt khỏi đường biên 12m (di chuyển ra ngoài khu vực thi đấu) CĐV đó sẽ bị trọng tài sử phạt Kyong go ngay mà không cần nhắc nhở. Trường hợp cả 2 VĐV cùng di chuyển ra ngoài khu vực thi đấu (12m) trọng tài điều khiển sẽ xem xét và tiến hành xử phạt Kyong go đối với VĐV ra ngoài đầu tiên, ngay cả trường hợp VĐV đó vô tình hoặc thậm chí do trao đổi đòn cũng bị xử phạt.
+ Sự khác biệt giữa khu vực thi đấu và khu vực chú ý được xác định bởi sự khác nhau về mầu sắc của 2 khu vực trên bề mặt thảm.

+ Đường phân cách giữa khu vực thi đấu và khu vực chú ý được gọi là đường chú ý. 
+ Đường bao xung quanh khu vực thi đấu 12m x 12m được gọi là đường báo động.

II - THỜI GIAN THI ĐẤU

1. Đối với hạng cân nam: Thời gian thi đấu sẽ tiến hành trong 3 hiệp x 3 phút giữa mỗi hiệp nghĩ 1 phút.
2. Đối với các hạng cân nữ và các giải trẻ: Thời gian thi đấu sẽ tiến hành trong 3 hiệp x 2 phút nghĩ giữa hiệp 1 phút.
Tuy nhiên nếu được sự đồng ý của WTF thời gian thi đấu của các hạng cân nam có thể rút ngắn lại với 3 hiệp x 2 phút nghĩ giữa hiệp 1 phút.

III - CÂN VẬN ĐỘNG VIÊN
+ Cân VĐV sẽ hoàn tất trước khi thi đấu 1 ngày.
+ Trong thời gian cân VĐV nam được phép mặt lót; VĐV nữ mặt quần áo mỏng ngắn.
+ Cân VĐV sẽ được tiến hành 1 lần, tuy nhiên VĐV có thể cân thêm lần nữa nếu lần đầu không đủ tiêu chuẩn nhưng phải trong thời gian quy định. 
Ghi Chú:
+ VĐV thi đấu trong ngày là VĐV đã được xác định dựa theo danh sách các VĐV thi đấu theo chương trình thi đấu hàng ngày của BTC.
+ Một ngày trước khi thi đấu: Thời gian cân chính thức sẽ được quyết định bởi BTC và sẽ thông báo cho các đoàn tham dự trong cuộc họp trưởng đoàn. Thời gian cân tối đa là 2 tiếng đồng hồ.

IV - CÁC KỸ THUẬT VÀ KHU VỰC ĐƯỢC PHÉP TẤN CÔNG:
1. Các kỹ thuật hợp lệ:
1.1 Kỹ thuật đấm: Sử dụng phần trước ngón đấm giữ và ngón trỏ của nắm đấm chặt.
Đòn đấm sẽ được công nhận điểm dực theo 5 tiêu chuẩn sau:
+Đòn đấm đúng kỹ thuật quy định.
+Khi thực hiện đòn kỹ thuật đấm thế tấn phải chính xác (Apkupi hoặc Apsoghi)
+Chính xác vào vùng chấn thuỷ (Phần giữa thân người)
+Có lực mạnh 
+Thực hiện kỹ thuật trong tư thế chủ động tấn công hoặc phản công.
1.2 Kỹ thuật chân: Được sử dụng các phần của bàn chân từ mắt cá chân trở xuống, các đòn đá sử dụng các phần trên mắt cá chân sẽ không được chấm nhận.

2. Khu vực ghi điểm hợp lệ:
2.1 Phần thân người: bao gồm toàn bộ phần có áo giáp bảo vệ được phép sử dụng các kỹ thuật đấm và kỹ thuật chân được coi là hợp lệ. Tuy nhiên các đòn tấn công không được phép thực hiện ở phần cột sống sau lưng không có áo giáp bảo vệ.
Ghi chú:
+ Áo giáp bảo vệ chỉ có một mầu, toàn bộ phần có áo giáp bảo vệ đều là vùng ghi điểm hợp lệ
+ Vai là phần được phép tấn công nhưng không có điểm.
2.2 Phần mặt: bao gồm toàn bộ phần đầu (kể cả đỉnh đầu và 2 tai) được phép tấn công bằng kỹ thuật chân, tuy nhiên không được phép tấn công vào phần gáy.

V - ĐIỂM ĐƯỢC CÔNG NHẬN
Điểm sẽ được công nhân khi thực hiện một kỹ thuật hợp lệ, chính xác và mạnh vào khu vực ghi điểm hợp lệ.
Ghi chú:
a./ Kỹ thuật hợp lê:
- Kỹ thuật chân: Sử dụng đòn kỹ thuật từ mắt cá chân trở xuống
- Kỹ thuật tay: Sử dụng phần mặt trước của nắm đấm chặt (đấm thẳng)
b./ Chính xác:
- Điểm tiếp xúc giữa kỹ thuật đòn đánh và khu vực ăn điểm hợp lệ.
c./ Mạnh:
Thể hiện ở các mặt sau:
- Âm thanh của đòn đánh (các đòn sử dụng mu và lòng bàn chân)
- Sực dịch chuyển của cơ thể do lực tác động của đò đánh tuy không có âm thanh to nhưng lực tác động vào cơ thể lớn (các đòn sử dụng gót chân, cạnh bàn chân, ức chân…)
Điểm được chia theo các mức độ sau:
Đòn tấn công vào khu vực ăn điểm hợp lệ ở thân người sẽ được 1 điểm.
Đòn tấn công vào khu vực ăn điểm hợp lệ ở phần mặt sẽ được 2 điểm.
Trong trường hợp VĐV bị Knock down và trọng tài đếm do kết quả của một đòn đánh hợp lệ của đối phương vào khu vực ăn điểm ở thân người và mặt sẽ được cộng thêm 1 điểm.

Ghi chú:

- Khi một VĐV bị Knock down, trước tiên trọng tài cần kiểm tra toàn bộ tình trạng của VĐV đó, sau đó tiến hành đếm số, khi trọng tài đếm đến 3 các giám định đồng loạt bấm cho điểm.
- Trong trường hợp trọng tài đếm đến 3 mà giám định không cho điểm hoặc không kịp cho điểm thì sau tiếng đếm 8 trọng tài điểu khiển sẽ cho dừng trận đấu và mời giám định lại lấy ý kiến. 
- Nếu 2/3 giám định đồng ý thì sẽ cho VĐV đó điểm theo luật quy định.
- Nếu 2/3 giám định không đồng ý thì trọng tài sẽ phủ nhận điểm đó bằng ký hiệu tay.
Các tiêu chuẩn được coi là Knock down- Khi 2 lòng bàn chân của VĐV đó không chạm xuống mặt thảm
Các tiêu chuẩn được coi là (Stading down) choáng:
Khi VĐV bị loạng choạng, mất khả năng duy trì trên sàng đấu do bị tác động của đòn đánh.

VI- ĐIỂM KHÔNG HỢP LỆ
Trọng tài giám định có quyền không cho điểm và trọng tài điều khiển sẽ xử phạt ngay trong các tình huống sau: 
- Phạm lỗi nặng trước khi ghi được điểm (đấm vào mặt đối phương, ẩn đối phương làm đối phương mất thăng bằng…sau đó ngay lập tức ghi điểm).
- Xử dụng các kỹ thuật không hợp lệ.
Trong các trường hợp trên, trọng tài điều khiển ngay lập tức dừng trận đấu bằng khẩu lệnh (Kalyeo) sau đó ra ký hiệu phủ nhận điểm (nếu đòn đó có điểm) và tiếp theo là xử phạt VĐV đó theo mức độ thích hợp.
Trường hợp: VĐV ghi được điểm hợp lệ sau đó phạm lỗi như tránh đòn đối phương (ngã, ôm …) điểm đó vẫn được công nhận nhưng VĐV đó sẽ bị xử phạt.

VII- ĐIỂM VÀ CÔNG BỐ ĐIỂM :
Trường hợp sử dụng phiếu chấm điểm (theo mẫu)
Điểm được công nhận khi có từ 2 giám định cho trở lên.Ä
Điểm cho ở các khu vực (phần thân, mặt) phải tách biệt nhau không được phép bù trừ cho nhau.Ä
Trường hợp sử dụng máy chấm điểm điện tử:
Phần thân người giám định sử dụng ngón tay cái để bấm điểm.Ä
Phần mặt được giám định sử dụng ngón tay trỏ để bấm.




LUẬT MỚI TRONG TRẬN ĐẤU TAEKWONDO : KHÔNG CẦN ĐÁ MẠNH



Theo đó, bất kỳ cú đá vào đầu nào cũng sẽ được tính điểm thậm chí khi nó không có lực, các vận động viên chỉ cần chạm chân vào đầu đối phương để ghi điểm. Olympic 2012 là Thế vận hội đầu tiên áp dụng luật mới này.

Trước đây, các võ sĩ phải dùng lực để ra đòn đá đúng kỹ thuật và những cú đá chỉ sượt hoặc chạm vào đầu đối phương đều không được tính điểm. Giờ đây, những điều đó đã thuộc về quá khứ.

Theo AP, một số võ sĩ hàng đầu cho rằng, luật mới làm hỏng tinh thần võ thuật taekwondo, môn võ do các chiến binh Hàn Quốc sáng tạo và phát triển.

Steven Lopez, hai lần đoạt huy chương vàng Olympic và giữ kỷ lục năm lần vô địch thế giới nói với phóng viên AP: "Cá nhân tôi nghĩ sự thay đổi này là hơi ngớ ngẩn. Taekwondo là môn thể thao cận chiến. Cú đá vào đầu đẹp nên giữ đúng bản chất của nó. Luật mới sẽ không làm thay đổi sự thật rằng tôi muốn đá vào đầu đối phương thật nhanh và mạnh khi có thể".

Các quan chức Liên đoàn taekwondo thế giới cho rằng họ thay đổi luật để bảo vệ các võ sĩ. Trong những năm gần đây, cơ quan này đã linh hoạt trong áp dụng luật để ban nhiều điểm hơn cho võ sĩ ở những cú đá vào đầu: 3-4 điểm cho cú đá vào đầu so với 1-2 điểm cho cú đá vào thân người. Điều đó khiến các võ sĩ đá vào đầu đối thủ nhiều hơn thậm chí ngay cả khi đồ bảo vệ đầu, miệng không thay đổi. 

Nhưng luật mới cũng không hoàn toàn khả thi, một số cú đá nguy hiểm trong taekwondo. Vốn phải dùng kỹ thuật đá xoáy lại cực kỳ khó chậm lại hoặc thi triển mà không có lực. Cú đá móc thường được dùng để hạ đo ván đối phương. Theo Lopez, ra đòn cú này không thể không có lực hoặc nếu làm được, nó lại là một cú siêu chậm và khi ra được đòn thì đã bị đối phương đá vào mặt.
Những võ sĩ khác thì nhận định luật mới có thể làm trận đấu có nhiều pha hành động hơn. Võ sĩ Joel Gonzalez cho rằng: "Tôi có thể bảo toàn sức và đá nhiều hơn vì tôi không phải luôn đá mạnh". Anh này là võ sĩ người Tây Ban Nha, giành huy chương vàng ở hạng cân 58kg tại Olympic năm nay.
Trong khi đó, Safwan Khalil, võ sĩ người Úc cho biết anh đã điều chỉnh chiến thuật khi biết mình không phải đá mạnh để ghi điểm trong cú đá vào đầu và điều đó cũng giúp anh dễ dàng kết hợp đòn khác theo sau.

LEE DAE HOON - VĐV TAEKWONDO HÀN QUỐC


Anh sinh năm 1992 tại Seoul và đã bắt đầu tập Taekwondo từ lúc chỉ mới 5 tuổi, với năng khiếu và chiều cao lý tưởng cho môn võ xứ Kim chi nên anh đã sớm nổi bậc và đã giành được nhiều giải lớn trong và ngoài nước. 

Hiện tại Lee Dae Hoon đang giữ hạng 1 trong hệ thống xếp hạng của Liên đoàn Taekwondo thế giới (World Taekwondo Federation) và đạt nhiều thành tích khác như: HCV giải vô địch thế giới các năm 2011 và 2013, HCV Asiad các năm 2010 và 2014, HCV giải vô địch châu á tại TP HCM năm 2012 và tại Tashkent 2014,  HCV 2016 World Taekwondo Grand Prix ở Baku (Azerbaijan).


Lee Dae Hoon còn được nhớ đến là võ sĩ Taekwondo Hàn Quốc đầu tiên đoạt huy chương ở 2 kỳ thế vận hội. Ở Olympic 2012, Lee Dae-hoon giành HCB hạng cân 58kg còn tại Olympic Rio 2016 vừa qua anh tiếp tục nhận HCĐ ở hạng cân 68kg.
Ngoài tài năng trong môn Taekwondo, võ sĩ Taekwondo này còn có khả năng chơi bóng rất điêu luyện. Có vẻ nhờ tố chất phản xạ và nhanh nhẹn của đôi chân nên chẳng có gì phải ngạc nhiên về việc anh có thể dùng đôi chân linh hoạt trong việc đá bóng.

Trong các trận đấu, anh đã vung các đòn đá cực mạnh và hiểm hóc, khiến các đối thủ không thể nào kháng cự được. Khi anh hạ gục, các kháng đài hò hét, hô vang tên anh ấy và anh cũng là niệm tự hào cho người thầy của mình nói riêng và đất nước Hàn Quốc nói chung.

CUỘC THI RED BULL KICK IT - TAEKWONDO


       Tóm lại, đó là cuộc thi đá hàng đầu thế giới. Nhưng sau đó, nó còn hơn thế nữa. Kết hợp các môn học đa dạng như capoeira, karate, kung-fu, taekwondo, thể dục dụng cụ và breakdance, Red Bull Kick-It thấy 16 võ sĩ giỏi nhất hành tinh chiến đấu trực diện, để tìm ra ai là người giỏi nhất và đá.


       Vậy Red Bull Kick it ý tưởng lớn là gì ?



       Mỗi Thí sinh phải thi đấu hai lần, lần đầu thế hiện các mánh khóe của họ, lần thứ 2 là khả năng phá vỡ các miếng gỗ bằng chân của họ, sau những màn trình diễn ấn tượng này, nhà vô địch sẽ được trao vương miện.



       Vì sao, họ không phải đá nhau ?



       Không, hoàn toàn là không, đây không phải là một cuộc thi khám phá những võ sĩ khó tính nhất, nhưng thanh lịch nhất. Red Bull Kick - nó được sinh ra từ ý tưởng rằng việc đánh lừa đã trở nên quá tập trung vào các động tác thể dục đơn giản, như lật. Do đó, có nhiều hơn về đá - đó là nơi môn thể thao bắt nguồn, thông qua các cú đá nhảy taekwondo. Sự khác biệt là việc phá vỡ bằng chân của bạn là sáng tạo hơn

       Cuộc thi này tạo ra một sân chơi cũng như sân thi đấu cho các võ sĩ taewondo và một số các môn phái khác đến đây để giao lưu, trình diễn, thể hiện hết mình những kĩ năng trong các môn phái của họ.
      Nhưng hãy chú ý đến các sự kiện trong khu vực sắp diễn ra. Hãy cẩn thận, việc đá gỗ có thể rất đau đớn.
      Cuộc thi được tổ chức hằng năm để tìm ra vị vua của đấu trường Tricking Taekwondo hoặc một số môn phái khác, cuộc thi rất phong phú và đa dạng, đầy những nhân tố tuyệt vời và hơn thế nữa.
         Các đấu sĩ thỏa sức sáng tạo ra những đòn đá đẹp mắt, hấp dẫn, thu hút người xem.
         


Ý NGHĨA CÁC MÀU ĐAI TRONG VÕ TAEKWONDO


Có một giả thuyết cho rằng các cấp đai trong Taekwondo là sự phát triển hình thành của một chiếc cây : Một mầm sống ( màu trắng) , ánh sáng của mặt trời ( màu vàng ) , Phát triển thành cái cây ( màu xanh ), Hướng về phía bầu trời ( màu xanh da trời ) , vươn thẳng đứng về phía bầu trời ( màu đỏ ) , Vượt qua quy luật bình thường để vươn tới tầm cao mới của võ thuật – đó là nghệ thuật ( màu đen ) … Bạn muốn biết rõ hơn điều này thì bạn hãy đọc Ý nghĩa từng màu đai trong Taekwondo.

1. Đai màu trắng

Khi võ sinh bắt đầu được làm quen và luyện tập Taekwondo sẽ được phát đeo chiếc đai màu trắng . Màu Trắng biểu tượng cho sự tinh khôi, trong sáng, hay màu trắng còn được ví như sự khởi đầu cho một sự sống, một hạt giống bắt đầu được ươm trồng. Võ sinh đeo vòng đai trắng là một học sinh mới bắt đầu trên con đường học “đạo” , tìm kiếm các kiến thức về võ thuật.

2. Màu vàng

Biểu tượng cho ánh sáng của mặt trời. Và ánh sáng mặt trời đã làm cho hạt giống được vươn dậy. Ánh sáng vàng – ánh sáng của mặt trời – ánh sáng của tri thức đã đem sức mạnh để bắt đầu cho một cuộc sống mới. Võ sinh đeo dây đai màu vàng biểu thị họ đã bắt đầu được lĩnh hội nhữg kiến thức cơ bản đầu tiên về Taekwondo, như mầm giống nhận được ánh sang – từ giảng viên của mình.

3. Màu xanh lá cây

Biểu sự tăng trưởng của mầm giống nhỏ. Và từ mầm giống nhỏ ( cấp đai trắng ) , sau khi được hấp thu ánh sáng mặt trời ( qua cấp đai vàng ) , mầm giống đã vươn cao trưởng thành cái cây đã bắt đầu xanh lá ( mầu đai xanh lá cây ). Chiếc cây đã vươn lá xanh sau khi nhận đủ ánh sáng của mặt trời và hướng về phía “mặt trời” – Mặt trời biểu tượng cho kiến thức võ thuật – là sự giác ngộ để hiểu được các nguyên lý của việc học và hành “đạo “ ( Taekwondo – Thái cực đạo ) Võ sinh đeo dây đai màu xanh là cấp học sinh bắt đầu được học để phát triển và tự hoàn thiện chính bản thân mình trong các kỹ thuật căn bản và tâm lý trong tập luyện.

4. Màu xanh biểu tượng màu xanh của bầu trời

Sự trưởng thành của cái cây, khi nó đã đứng vững nó sẽ vươn cao để khẳng định thế đứng của chính bản thân mình. Và theo quy luật tự nhiên, cái cây sẽ vươn lá xanh về phía bầu trời xanh của trí tuê – của võ học
Võ sinh đeo đai xanh được bổ sung kiến thức về võ thuật để thêm hoàn thiện cho bản thân mình và rèn luyện ý trí tiếp tục vượt qua mọi khó khăn để vươn cao tới thành công.


5. Màu đỏ

Biểu tượng cho Mặt Trời. Khi chiếc cây đã trưởng thành, đứng vững và vươn cao, nó sẽ tiếp tục phát triển về hướng về phía mặt trời. Võ sinh đeo dây màu đỏ là cấp cao nhất trong các cấp cơ bản. Khi đạt đến cấp này, võ sinh được nắm vững kiến thức và chi tiết hơn. Màu đỏ là màu nóng – biểu thị những kiến thức và khối lượng các bài tập của thí sinh ở trình độ này là rất cao và đòi hỏi thể chất của võ sinh phải rất tốt để đứng vững trước sức nóng “ của mặt trời “ võ học.

6. Màu đen

Biểu tượng cho tri thức võ thuật ( hay tri thức của khoa học ) đã giúp chúng ta vượt ra ngoài những khoảng ” đêm tối “. Khi võ sinh được phong dây đai màu đen được hiểu họ đã nắm bắt được những kiến thức căn bản để tiép tục đi trên con đường tìm kiếm kiến thức mới của võ đạo – đó là con đường tìm đến đỉnh cao của võ thuật – chính là “nghệ thuật” thực hành Taekwondo Khi VĐV đạt đến trình độ đai đen, họ có thể đã được làm HLV để bắt đầu dạy cho người mới tập luyện, để lại tiếp tục ươm những mầm giống mới hướng tới màu của “trí tuệ” và khoa học.

VĐV TAEKWONDO CHÂU TUYẾT VÂN


       VĐV Taekwondo Châu Tuyết Vân sinh ngày 11-10-1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Cô sinh thuộc cung Thiên Bình, cầm tinh con (giáp) ngựa (Canh Ngọ 1990). Châu Tuyết Vân xếp hạng nổi tiếng thứ 2227 trên thế giới và thứ 1 trong danh sách VĐV Taekwondo nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1990 vào khoảng 66,02 triệu người.
       Châu Tuyết Vân được biết đến là một trong những nữ vận động viên Taekwondo nổi tiếng của đội tuyển Taekwondo Việt Nam. Là một trong những nữ vận động viên hot hiện nay không chỉ nổi bật với tài năng giành nhiều thành tích trong nội dung biểu diễn Taekwondo mà Châu Tuyết Vân còn là một cô gái xinh đẹp có khuôn mặt sáng, ngoại hình nhỏ nhắn rất dễ thương. Chính vì vậy, hiện nay trên tài khoản cá nhân của nữ vận động viên được xem là hot girl của làng Taekwondo Việt Nam này có số lượng người theo dõi rất đông.
       Một số thành tích nổi bật của vận động viên trẻ Châu Tuyết Vân:
-  Huy chương vàng thế giới trong các năm 2010, 2011, 2013
-  Huy chương vàng Châu Á năm 2012
-  2 Huy chương vàng giải Taekwondo vô địch sinh viên châu Á
-  1 Huy chương vàng tại SeaGame27 vào năm 2013
-  1 Huy chương vàng SeaGame28 vào năm 2015
...Cùng với nhiều thành tích khác
       Châu Tuyết Vân đến với môn thể thao Taekwondo khá tình cờ, khi vẫn còn là một cô học sinh tiểu học nhìn thấy các bạn trong xóm mặc đồ võ rất đẹp Châu Tuyết Vân đã xin cha cho đi học võ. Tuy xuất thân không phải trong một gia đình võ thế nhưng nhờ sự chăm chỉ và chịu khó học hỏi của mình, Châu Tuyết Vân sớm khẳng định được tài năng của bản thân. Sau khi nhìn thấy tố chất của một vận động viên tiềm năng của Việt Nam, Châu Tuyết Vân được các Huấn luyện viên chọn vào đưa vào trường năng khiếu để bồi dưỡng kỹ năng cho chị. Tuy bận rộn với công việc học chuyên ngành Quản trị nhà hàng, khách sạn tại Đại học Tôn Đức Thắng cộng với việc theo đuổi môn thể thao này đòi hỏi sự dẻo dai cùng với sự luyện tập khổ luyện hàng ngày tuy vậy nhưng chị vẫn không nản lòng. Đến năm 2009, Châu Tuyết Vân được gọi vào Đội tuyển quốc gia để tham dự vào giải Sea games 25 được tổ chức tại Lào, tại cuộc thi đầu tiên này nữ vận động viên cùng với hai vận động viên khác đã thể hiện phần dự thi xuất sắc ở bài thi quyền và giành được tấm Huy chương đồng.

       Chỉ sau một năm sau đó, Châu Tuyết Vân ngày càng trưởng thành và sớm khẳng định mình khi giành chiếc huy chương vàng đầu tiên trong sự nghiệp của ,mình ở giải vô địch thế giới Taekwondo 2010 được tổ chức tại Uzbekistan. Sau thành công này, Châu Tuyết Vân cùng với nhiều đồng đội của mình tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp như giành Huy chương vàng quyền đồng đội nữ giải taekwondo quyền vô địch thế giới năm 2011 tại Nga, Huy chương vàng quyền đồng đội nữ châu Á vào tháng 5 năm 2012, Huy chương vàng tại Sea games 28. Hiện tại chị cùng với các đồng đội khác của mình tranh thủ luyện tập để tham dự vào kỳ Sea games sắp tới dự tính sau khi thi đấu xong giải Asiad 2019, được tổ chức tại Việt Nam Châu Tuyết Vân sẽ chính thức giã từ sự nghiệp thể thao Taekwondo của mình.

K - TIGERS, NHÓM VÕ NỔI TIẾNG CỦA HÀN QUỐC




       Được thành lập vào năm 1990, K-Tigers, một nhóm các học viên Taekwondo đã tạo nên một bước tiến cho võ thuật Hàn Quốc bằng cách pha trộn sự mạnh mẽ của Taekwondo với sự hấp dẫn của điệu nhảy hiện đại – đặc biệt là K-POP.

       Từ vũ đạo đồng bộ, đẹp mắt đến các kỹ thuật mạnh mẽ của phong cách võ thuật truyền thống Hàn Quốc, nhóm nghệ sĩ biểu diễn này đã trở nên nổi tiếng qua nhiều năm. Họ đang giới thiệu cho thế giới về một xu hướng võ thuật mới. Beom Gi-Cheol đã tạo ra Taekwonmu. Như tên gọi, Taekwonmu là sự kết hợp giữa võ thuật và vũ điệu (‘mu’ bắt nguồn từ ‘muyong’, nghĩa là khiêu vũ). Taekwonmu nhằm mục đích thêm một sức sống mới cho sự mạnh mẽ của Taekwondo. Bằng cách đó, Taekwondo có thể mở rộng cho nhiều đối tượng hơn.
       Tuy nhiên, Beom đã tạo ra nghệ thuật trình diễn lai ghép này để giúp hồi sinh cơ thể và tâm trí. Giống như yoga hoặc pilate, những động tác của Taekwonmu cho phép mọi người ở mọi lứa tuổi có thể luyện tập và tham gia. Ngoài ra, trong một xã hội mà đa số nhiều người ngồi hàng giờ trên bàn làm việc, cúi cổ về phía màn hình máy tính, Taekwonmu nhằm mục đích tăng cường cơ bắp và cải thiện tư thế. Đặt nhiều lực lên chân để giúp duy trì sự cân bằng, nhiều chuyển động giúp máu lưu thông khắp cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp giảm áp lực lên cột sống và phần lưng dưới.
       Do sự nổi tiếng của họ trong nghệ thuật biểu diễn, nhiều người đã hoài nghi rằng liệu các thành viên K-Tigers có bất kỳ chuyên môn nào về Taekwondo hay không. Tuy nhiên, bỏ qua tất cả các nghi ngờ, K-Tigers đã tham gia một số giải đấu. Từ giải vô địch Taekwondo Thế giới đến Giải vô địch Taekwondo mở rộng của Hoa Kỳ, những cá nhân trong K-Tigers đã chứng tỏ rằng họ là võ sinh thực sự của võ thuật Hàn Quốc.
       K-Tigers đã tạo nên một làn sóng mới tại Hàn Quốc vào cuối những năm 90. Cùng với sự bùng nổ của nền văn hoá K-pop, cũng như Internet, đã giúp họ trở nên nổi tiếng mà không một nhóm Taekwondo nào khác có thể có được trước đây. K-Tigers kết hợp giữa võ thuật truyền thống, Taekwondo, với một cái gì đó hiện đại hơn đã khiến cho nhiều người trở nên cởi mở với thế giới võ thuật – và trong hành động đó, đã giúp cho cộng đồng võ thuật ngày càng phát triển.Trải qua nhiều chương trình phát sóng tại Hàn Quốc, K-Tigers chứng tỏ rằng họ không chỉ là một nhóm trình diễn nghệ thuật mà trung tâm vũ đạo của họ tập trung vào các kỹ thuật của Taekwondo.

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ LÂM THU NAM


Lâm Thu Nam - Taekwondo kid

Lâm Thu Nam - Tiếng Trung của cậu là 林秋楠, cậu sinh ngày 20/5/2004, sinh ra tại Chiết Giang Trung Quốc . Lâm Thu Nam đã được học võ từ năm 6 tuổi, cậu đã tham gia cuộc thi tầm cỡ vô địch. Từ lần thứ  nhất đọ thi đến hiện tại , Lâm Thu Nam đạt được tổng cộng là 80 huy chương vàng mỗi một lần đọ thi đều có thể xem được sự trưởng thành của cậu ấy. Thời gian buổi sáng phải đến trường sớm, thời gian luyện tập trong ngày mỗi thứ hai đến thứ tư là luyện tập khoảng giờ rưỡi mỗi ngày, những ngày còn lại là hơn 11giờ mỗi ngày ,cộng ban đêm. Với khả năng nhào lộn kĩ xảo nhiều vòng và xoay 720 độ phá vỡ tấm ván. Long Quyền Tiểu Tử Lâm Thu Nam sáng mắt vinh quang ghi bàn cho đất nước Trung Quốc.


Entertainment giải trí Trung Quốc ngày 21 tháng 02 truyền hình đài Hồ Nam Những Đứa Trẻ Kì Diệu" thứ sáu làm nóng lan rộng hoàng kim. Đem lại cho khán giả một trải nghiệm không bình thường kể từ khi ra mắt , phạm vi thứ ba trong số vô địch taekwondo rọi sáng nhất Lâm Thu Nam. Xoay chuyển của đá chân nhanh như toàn phong,xứng đáng minh bạch với thiếu niên thế giới Taekwondo. Trừ huấn luyện,kinh nghiệm chiến đấu của cậu ấy cũng thật sự phi thường phong phú. Từ một khởi đầu nhỏ cho đến tiến quân tham gia vào cuộc thi lớn thế giới. Năm 12 tuổi của cậu ấy,đã giành được rất nhiều vinh dự.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

INGUN YOO VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ANH ẤY

Ingun yoo - Red Bull Kick It
       Ingun yoo là một trong những võ sĩ giỏi nhất Hàn Quốc, anh đã dành chức đương kim vô địch trong trận đấu Tricking Taekwondo 2014 tại Seoul. Anh ta nổi tiếng nhờ được biết đến những cú đá xoay 540, 720 và 900 độ. Ingun yoo đã tập võ từ nhỏ, anh theo cha của anh để tập luyện. Và có rất nhiều chàng trai, những người rèn luyện võ thuật, chọn những biệt danh đơn giản là không phù hợp với màn trình diễn của họ. Bạn có thể dễ dàng tìm
Ingun Yoo tại đại hội võ thuật
thấy một Kẻ hủy diệt. Nhưng khi chúng ta nói về Ingun Yoo đến từ Hàn Quốc, biệt danh của anh ấy là Kick Gun. Đứa trẻ này chỉ nổ những cú đá như súng máy và kỹ năng, tốc độ và độ chính xác của nó chỉ là tuyệt đẹp. cho thấy những khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong màn trình diễn của anh ấy tại Red Bull Kick It 2014, một cuộc thi trong các pha nguy hiểm võ thuật. Nó bao gồm một trong một cuộc đấu tay đôi, trong đó mỗi người có hai vòng - đánh lừa và tameshiwari (phá vỡ). Cho thấy những khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong màn trình diễn của anh ấy tại Red Bull Kick It 2014, một cuộc thi trong các pha nguy hiểm võ thuật. Nó bao gồm một trong một cuộc đấu tay đôi, trong đó mỗi người có hai vòng - đánh lừa và tameshiwari (phá vỡ). Những động tác chân của anh ta thật sự rất nhanh và mạnh, giống như một nhát kiếm chém xiên qua miếng gỗ, anh phá vỡ 1 mảng 2 mảng rồi 3 mảng, mảng nào cũng nát như tương, thật là đáng kinh ngạc. Ingun Yoo là thành viên của King Of Connexion - một đội đánh lừa võ thuật truyền thống của Hàn Quốc do Ilho Cho lãnh đạo. Các chàng trai biểu diễn tại các chương trình truyền hình, các cuộc thi trong nước và quốc tế khác nhau và thậm chí trong các vở nhạc kịch. Mỗi thành viên của đội thể hiện các mánh khóe trong lĩnh vực tương ứng của mình và Ingun Yoo được báo cáo là đại diện taekwondo.
       https://www.youtube.com/watch?v=Z0yNfWj2YNs ---- Đây là Link video về anh ấy ( Ingun yoo - Kick Gun )

TIỂU SỬ TAEKWONDO


       Như các bạn đã biết, Taekwondo là môn thể thao quốc gia của Hàn Quốc và là loại hình võ đạo (mudo) thường được tập luyện nhất của nước này. Nó cũng là một trong các môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới Trong tiếng Triều Tiên, Tae có nghĩa là "cướp pháp", Kwon có nghĩa là "thủ pháp", Do có nghĩa là "Đạo". Vì vậy, Taekwondo có nghĩa là "Nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân."
       Do võ phục, phân cấp màu đai cũng như các đòn thế giống với karatedo, và việc Nhật Bản truyền bá môn võ karatedo vào Hàn Quốc trong thời thế chiến đệ nhị, nhiều người trên thế giới lầm tưởng rằng Taekwondo là một môn phái của Karatedo tách ra và phát triển thành một môn võ. Trong nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng từ Karatedo của các bật thầy sáng lập ra môn phái Taekwondo hiện đại. Taekwondo chú trọng tới các đòn chân và nhấn mạnh tính thể thao của bộ môn này. Trong khi có một số nét tương tự Kungfu của Trung Quốc, Taekwondo có chiều hướng sử dụng bàn chân và cẳng chân qua những cú đá đầy uy lực. Các võ sư taekwondo chuyên nghiệp đã làm cả thế giới kinh ngạc với những kỹ năng nhào lộn phá tan những miếng gỗ cách mặt đất 5m hay tấn công nhiều mục tiêu trên không.
      Tuy nhiên thì việc sử dụng các đòn tay trong Taekwondo cũng khá lớn, nếu xem xét kĩ các bài quyền và chương trình luyện tập thì các bạn sẽ thấy các đòn tay nhiều gấp 3 lần các đòn đá chân, với số lượng đòn tay như vậy, sẽ không hề thua các võ sĩ Quyền anh nếu như các môn sinh không chịu luyện tập. Dù vậy, trong huấn luyện và thi đấu với tư cách một môn thể thao hơn là một môn võ có giá trị tự vệ, Taekwondo đặt nặng vào các đòn chân nên đòn tay của môn phái không tránh khỏi sự mai một và ít được trau chuốt, tinh lọc để đạt được tính hiệu quả.